Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
Admin (1132)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
duyhamburger (1019)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
zombie1995 (540)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
matrix-illusion (344)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
nguyenphuocquitai (204)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
Lét Xì Mái Ô (156)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
Lucy Lu (150)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
Lyd (136)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
vinhtien00 (131)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
Insomniac (116)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_lcap10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Voting_bar10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Vote_rcap 
Similar topics
[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Đoán chư~ viêt' tăt' 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master18/11/2013, 20:55
Vote áo lớp 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 19:05
Hội "Khinh bỉ trong im lặng" 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 19:05
Nhớ :) 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 19:02
10A1( tin) các couple dính ngựa...=)) 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:59
clip gala music của lớp 10A1 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:56
clip đặc biệt lớp 10A1( only mem 10A1) 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:56
Dzô đêy kê~ chiện đê mi' pạn ^^ 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:50
Nều...thi` !!! 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:50
[Game] Nối tên bài hát 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:48
Game: nối chữ tiếng anh 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:47
Hồi Sinh forum 10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Master10/11/2013, 18:44

Share | 
 

 10 thiên tài giỏi nhất thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Posts : 1132
Points : 108282
Reputation : 26
Join date : 03/10/2010
Age : 28
Đến từ : 1600 Pennsylvania Avenue NW in Washington, D.C

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime7/11/2010, 15:47

hoahoctro.vn- Ở họ có chung một đặc điểm, đó là đều thể hiện được tài năng và khả năng phi thường của mình từ khi còn rất trẻ 1. Kim Ung- Yong: Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  1%281%29
Sinh năm 1962, Kim từ bé đã là một thiên tài. Với chỉ số IQ là 210, Kim được vinh dự có mặt trong danh sách kỷ lục thế giới Guiness với tư cách Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  2%281%29
Khi chỉ mới 6 tháng tuổi, Kim đã có thể nói năng lưu loát. Năm 4 tuổi, cậu bé này đã giải được một vấn đề toán học trên một kênh truyền hình của Nhật Bản.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  3%281%29
Khi 8 tuổi, Kim vinh dự được NASA mời sang Mỹ. Anh giành được bằng tiến sĩ năm 15 tuổi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  4%281%29
Cuối cùng thì Kim cũng trở về Hàn Quốc năm 1978, tạo lập sự nghiệp riêng cho mình bằng cách chuyển từ chuyên ngành vật lý sáng chuyên ngành cơ khí dân dụng. 2. Aelita Andre: Họa sĩ 2 tuổi
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  5
Tài năng trẻ đến từ Úc này được phát hiện khi cô bé chỉ mới 2 tuổi, một năm trước đây. Tình cờ một giám đốc của một viện mỹ thuật nổi tiếng ở Melbourne đã phát hiện ra cô bé và đề nghị cô bé biểu diễn trong buổi triển lãm.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  6
Nhưng khi biết được rằng cô bé chỉ mới có 22 tháng tuổi, vị giám đốc này đã rất sốc và cũng phải rất vất vả sau đó, mới thuyết phục được mẹ cô bé đồng ý cho cô bé tham gia biểu diễn nghệ thuật.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  7
Từ đó, Aelita trở thành một guơng mặt quen thuộc trong các buổi triển lãm ảnh nghệ thuật.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  9 3. Akrit Jaswal: Bác sĩ phẫu thuật 7 tuổi
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  10%281%29
Akrit bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận vào năm 2009, khi cậu thể hiện khả năng hiểu biết y học của mình tại gia đình. Năm đó cậu mới chỉ 7 tuổi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  11
Bệnh nhân đầu tiên của cậu là một cô bé 8 tuổi. Tay của cô bé bị bỏng, khiến cho các đầu ngón tay nắm chặt vào và không tài nào mở ra được.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  12%281%29
Akrit vốn không hề có chút kiến thức y khoa hay kinh nghiệm phẫu thuật nào vào thời điểm đó, nhưng cậu vẫn khiến cho các đầu ngón tay của cô gái mở ra bình thường được.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  13%281%29
Năm nay, 17 tuổi, Akrit đang theo học bằng khoa học tại đại học Chandigarh và được coi là sinh viên trẻ nhất được chấp nhận theo học đại học tại Ấn Độ. 4. Cleopatra Stratan: Ca sĩ nhí 3 tuổi với khoản tiền 1000 Euros cho mỗi bài hát
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  14%281%29
Tài năng chớm nở người Romany này là cô bé trẻ nhất thế giới thành công trên cuơng vị là một ca sĩ.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  15
Cleopatra đang giữ trong tay một loạt những kỉ lục, là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất biểu diễn hát sống 2 tiếng đồng hồ liên tục trước một lượng lớn khán giả, là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trả luơng cao, là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng MTV Award, và là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất có hit đứng vị trí thứ nhất tại bảng xếp hang ("Ghita" trong Romany Chart)
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  16%281%29
Sinh ngày 6.10.2002, năm nay Cleopatra đã tròn 8 tuổi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  17%281%29
Cleopatra là con gái của Pavel Stratan, một ca sĩ có hai dòng máu Moldovan- Romany 5. Elaina Smith: Phát thanh viên trẻ tuổi nhất
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  18
Chỉ mới 7 tuổi, Elaina Smith đã có công việc đầu tiên của mình tại đài phát thanh địa phuơng, sau khi cô bé giải đáp một khúc mắc cho một người phụ nữ vừa thất tình.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  19
Bí quyết của Elaina đó là: Chơi bowling với bạn bè và uống thật nhiều sữa, những thứ rất có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, Elaina thường xuyên có một vị trí chính thức trong đội ngũ của đài phát thanh và có hàng nghìn khán thính giả theo dõi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  20%281%29
Khi một người hỏi Elaina cách làm thế nào để có thể kéo người đàn ông của cô ấy trở về, Elaina đã trả lời người phụ nữ đó như sau: "Anh ta không xứng đáng với chị, với nỗi đau mà chị phải hứng chịu vì anh ta. Cuộc đời quá ngắn để nên buồn bã chỉ vì một người đàn ông." 6. Fabiano Luigi Caruana: Kiện tướng cờ vua trẻ tuổi nhất
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  21%281%29
Chàng trai 16 tuổi mang 2 dòng máu Ý và Mỹ này là kiện tường cờ vua và cũng la một thiên tài cờ vua của thế giới.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  22%281%29
Năm 2007, Caruana trở thành kiện tướng thế giới khi chỉ mới 14 tuổi, 11 tháng và 20 ngày - trở thành kiện tướng trẻ nhất thế giới trong lịch sử cả Ý và Mỹ.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  23%281%29
Caruana cũng là kiện tướng dưới 18 tuổi có thứ hạng cao nhất vào 4.2009
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  24 7. Gregory Smith: Đề cử giải Nobel vì Hòa Bình năm 12 tuổi
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  25%281%29 Sinh năm 1990, chàng trai này biết đọc năm 2 tuổi và được nhận vào học tại đại học năm 10 tuổi. Ấn tượng hơn nữa, Gregory đã du ngoạn khắp thế giới với tư cách của một chính trị gia vì hòa bình.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  26
Gregory cũng đồng thời là người sáng lập Youth Advocates, một tổ chức đề cao hòa bình và sự thông cảm giữa những người trẻ tuổi trên khắp thế giới.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  28%281%29
Gregory đã từng có cơ hội được gặp cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và Mikhail Gorbachev. Vì những đóng góp cho hòa bình thế giới và quyền của con người, Gregory từng được đề cử 4 lần cho giải Nobel vì Hòa Bình. 8. Michael Kevin Kearney: Tốt nghiệp đại học năm 10 tuổi và trở thành triệu phú sau này.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  29%281%29
Sinh năm 1984, chàng trai 26 tuổi này đã trở thành người trẻ tuổi nhất thế giới tốt nghiệp đại học khi chỉ mới 10 tuổi. Kearney biết nói khi chỉ mới 4 tháng tuổi, và kết thúc cuộc đời học sinh trung học của mình khi mới 6 tuổi. Năm 2008, Kearney kiếm được 1.000.000$ trong chương trình truyền hình "Ai là triệu phú". 9. Saul Aaron Kripke: Được mời giảng dạy tại Harvard khi còn đang học trung học.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  30%281%29
Sinh ra ở New York và lớn lên ở Omaha năm 1940. Khi mới lớp 4, Saul phát hiện ra đại số học, chỉ một thời gian ngắn sau, Saul đã nắm vững các thuyết hình học, tính toán và triết học.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  31%281%29
Khi còn là một thanh niên trẻ tuổi, Saul đã viết một loạt những tập giấy mà sau này đã chuyển thể thành tài liệu phục vụ cho chuyên ngành logic học. Nhờ thành tựu này mà Saul được mời đến gia nhập đội ngũ giảng dạy tại Havard. Nhưng Saul đã từ chối, lấy lý do rằng mẹ ông muốn con mình phải hoàn thành chuơng trình phổ thông đã.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  32%281%29

Sau khi tốt nghiệp trung học, cuối cùng Saul cũng vào Harvard. Sau đó, Saul được trao tặng giải thưởng Schock, một giải thưởng danh giá dành cho các triết học gia và có giá trị tuơng đuơng giải Nobel. Giờ đây, ông được coi như là một trong những nhà triết học gia vĩ đại nhất thế giới. 10. Willie Mosconi: Cơ thủ bi-a chuyên nghiệp năm 6 tuổi
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  33%281%29
Có biệt danh là Ông hoàng bi-a, Mosconi đã trở thành một cơ thủ chuyên nghiệp của Mỹ khi chỉ mới 6 tuổi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  34%281%29
Mosconi đã từng đánh bại rất nhiều đối thủ có trình độ và kinh nghiệm hơn hẳn mình.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  35%281%29
Năm 1924, khi mới 11 tuổi, Willie đã giành chức vô địch đầu tiên trong cuộc đời mình.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  36
Mosconi đã đi tiên phong khai phá ra bi-a ảo thuật, và tạo lập nên rất nhiều kỷ lục thế giới, đồng thời giúp tuyên truyền môn thể thao này trên toàn thế giới. Ông mất vào năm 1993, hưởng thọ 80 tuổi.
10 thiên tài giỏi nhất thế giới  845675
Về Đầu Trang Go down
https://10a1-thth4ever.forumvi.com
duyhamburger
Moderator
Moderator
duyhamburger

Posts : 1019
Points : 103457
Reputation : 9
Join date : 10/10/2010
Age : 28
Đến từ : Đến từ nơi mà mình vừa rời khỏi

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: re   10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime7/11/2010, 18:14

đúng là thiên tài có khác
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001484450075
Admin
Admin
Admin
Admin

Posts : 1132
Points : 108282
Reputation : 26
Join date : 03/10/2010
Age : 28
Đến từ : 1600 Pennsylvania Avenue NW in Washington, D.C

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime8/11/2010, 18:40

khoái ông đầu tiên
Giỏi thật đấy----> khâm phục wa'
Về Đầu Trang Go down
https://10a1-thth4ever.forumvi.com
duyhamburger
Moderator
Moderator
duyhamburger

Posts : 1019
Points : 103457
Reputation : 9
Join date : 10/10/2010
Age : 28
Đến từ : Đến từ nơi mà mình vừa rời khỏi

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: re   10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime9/11/2010, 00:21

phải chi mình dược 1 phần của mấy ông này thì hay biết bao
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001484450075
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 14:13

Quả thật là một thiếu sót nếu trong các thiên tài không nhắc đến Terence Tao và Stephen Hawking:
Trích dẫn :
Mục đích chính của bài báo này là viết về thần đồng toán học, Giáo sư Terence Tao, người giành được Giải thưởng Fields năm 31 tuổi. Nhưng tác giả cũng kết hợp nói thêm về Giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên là ứng viên giành Giải thưởng Fields, và về Giáo sư Vũ Hà Văn, một người bạn có nhiều công trình khoa học chung với Tao.
Tác giả bài báo là Giáo sư Tiến sĩ khoa học (Toán học) Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Phổ thông Newton (Hà Nội);
Theo Thông báo của Hội Toán học Mỹ số tháng 5 năm 2010, Terence Tao (người Australia gốc Hoa) và Enrico Bombieri (người Italia) cùng được trao giải thưởng năm 2010 của Quỹ Vua Faisal với số tiền thưởng chung xấp xỉ 200.000 USD. Giải thưởng khoa học này luân phiên dành cho các lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý và sinh học. Cả hai nhà toán học này trước đó đều đã được trao Giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất trên thế giới dành cho các nhà toán học đặc biệt xuất sắc chưa quá tuổi 40 (tương đương giải Nobel dành cho các khoa học khác).
Terence Tao đã bộc lộ năng lực toán học rất đặc biệt của mình từ khi còn nhỏ và vì thế người ta gọi anh là thần đồng toán học, còn Giáo sư John Garnett của Trường Đại học Los Angeles, California ( UCLA, Hoa Kỳ) thì gọi anh là “Mozart của toán học”. Anh sinh ngày 17 tháng 7 năm 1975 tại Adelaide (Australia). Bố mẹ anh đều là người Hoa, nhập cư từ Hongkong vào Australia. Bố anh là bác sĩ nhi khoa, mẹ anh nhận bằng cử nhân tại Trường Đại học Hongkong và từng là giáo viên toán bậc trung học phổ thông tại Hongkong. Bố anh kể lại rằng trong một cuộc gặp mặt gia đình, khi mới 2 tuổi anh đã dạy toán và tiếng Anh cho một cậu bé 5 tuổi. Khi được hỏi tại sao Tao biết số và chữ, bố anh trả lời anh học được từ chương trình truyền hình Sesame Street. Tao nói tiếng Quảng Đông nhưng không biết viết tiếng Trung Quốc.
Nữ Giáo sư Miraca Gross, một chuyên gia nghiên cứu về giáo dục tài năng tại Trường Đại học New South Wales ( Australia ), đã viết hẳn một bản luận văn về Tao khi Tao 10 tuổi và tài liệu này đã được xuất bản bởi Prufrock Press. Trong đó bà nhắc lại một kỷ niệm đáng nhớ về khả năng đặc biệt của Tao khi anh chưa đầy 4 tuổi : “ Cậu bé làm nhẩm trong đầu phép tính nhân các số có 2 chữ số, trong khi tôi, một người đến để phỏng vấn cậu ấy, lại cần đến bút và giấy để kiểm tra lại kết quả. “
Bố của Terence Tao, ông Billy Tao, biết rõ đường đi của những đứa trẻ thần đồng như Jay Luo, người đã tốt nghiệp cử nhân toán học ở Trường Đại học Boise năm 1982 ở tuổi 12, nhưng cũng từ đó biến mất khỏi thế giới toán học. Vì thế để định hướng cho con mình, Billy Tao đã tham khảo ý kiến của những chuyên gia về giáo dục cho những đứa trẻ thiên tài. Ông nghĩ : “ Để lấy được một tấm bằng ở độ tuổi còn trẻ, hay để trở thành người phá kỷ lục, thì chẳng có nghĩa lý gì. Tôi có một mô hình kim tự tháp tri thức, với một cái nền rộng và sau đó kim tự tháp có thể lên cao hơn. Nếu bạn chỉ nhanh chóng đi lên như một cái cột, thì chắc chắn bạn sẽ dễ bị lung lay ở trên đỉnh và rồi đổ sụp xuống “. Và Billy Tao đã sắp xếp cho các giáo sư toán học làm thầy dậy con mình. Nhờ đó mà Terence Tao đã có một sự nghiệp tuyệt vời.
Người viết bài báo này ( TVN ) cho rằng suy nghĩ trên của Billy Tao không chỉ đúng trong lĩnh vực toán học và các khoa học mà còn đúng theo cả nghĩa rộng hơn cho bất cứ ai muốn trở thành một con người thành đạt, hài hòa và hạnh phúc : Dù là một thần đồng hay một học sinh, sinh viên bình thường, ngoài việc học tập, nghiên cứu chuyên môn ( đương nhiên với tốc độ và kết quả có thể rất khác nhau ), ai cũng cần phải trau dồi thêm nền kiến thức văn hóa đủ chắc, đủ rộng, để đặt chuyên môn của mình trên đó. Và cuối cùng thì cần phải rèn luyện để có sức khỏe và sự dẻo dai làm nền tảng cho tất cả những điều vừa nói ở trên, cho sự nghiệp và cho việc làm người. Vauvenargues đã nói : “ Ta phải chăm sóc sự khỏe mạnh của thân thể để giữ gìn sự khỏe mạnh của trí tuệ “. Đối với ai cũng vậy, đời người là một cuộc chạy Marathone chứ không phải chỉ chạy cự ly ngắn. Qua các bức ảnh tôi thấy Terence Tao rất khỏe mạnh, vui tươi và còn rất đẹp trai, có một gia đình hạnh phúc, không giống như một vài thần đồng khác. Thì ra để vun trồng được một thần đồng, một tài năng đặc biệt cũng cần có những ông bố, bà mẹ, thầy cô giáo và môi trường xuất sắc.
Câu 4: Bây giờ là mấy giờ nếu khoảng thời gian kể từ giữa trưa đến bây giờ bằng 1/3 quãng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm?
Tao: 1 phần + 3 phần = 12 giờ
Vậy 1 phần = 3 giờ
Vậy bây giờ là 3 giờ chiều.
Câu 5: Chú đi bộ từ nhà tới trường trong 30 phút, còn anh của chú phải mất 40 phút. Anh chú rời khỏi nhà trước chú 5 phút. Vậy trong bao nhiêu phút thì chú sẽ vượt được anh ấy?
Tao: 35 phút. Nếu chú khởi hành cùng thời gian với anh trai thì chú sẽ đến trước chú ấy 10 phút... Ồ không, 15 phút, bởi vì khi đó cả hai đều đã đi được nửa đường rồi.
Câu 6: Chu vi của một tam giác vuông là 5cm. Độ dài mỗi cạnh bên của nó là 2cm. Vậy chiều dài cạnh thứ ba bằng bao nhiêu?
Tao: Cạnh thứ ba là 1cm. À không, điều đó không đúng. Theo định lý Pythagore thì nó phải là... căn bậc 2 của 8 hoặc là... Không thể được, phi lý!
Câu 7: Một lớp học nhận được một số cuốn vở thông thường và một số cuốn vở đặc biệt, tất cả có 80 cuốn vở. Một cuốn vở thường có giá 20 cent và một cuốn vở đặc biệt có giá 10 cent. Hỏi lớp học nhận được bao nhiêu cuốn vở mỗi loại?
Tao: Cháu thực sự không biết (cười).
(R+S = 80. Tất cả những gì chú cho là giá các cuốn vở. Không thể giải được. Có thể là 40 cuốn thường và 40 cuốn đặc biệt. Hoặc cũng có thể là 50 cuốn thường và 30 cuốn đặc biệt).
Khi lên 8 tuổi Tao đã đạt 760 (trên 800) điểm môn Toán khi thi SAT và là một trong hai đứa trẻ duy nhất đạt trên 700 điểm trong lịch sử của chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của Johns Hopkins. Từ năm lên 9 tuổi anh đã theo học các bài giảng toán học ở bậc đại học. Năm 1986, khi mới 10 tuổi, lần đầu tiên anh đã tham dự kỳ thi vô địch toán quốc tế (IMO) và liên tục trong 3 năm 1986-1988 anh đều tham gia cuộc thi toán nổi tiếng nhất thế giới này dành cho học sinh trung học phổ thông xuất sắc và giành được huy chương đồng, bạc và vàng. Năm 13 tuổi, anh là người trẻ nhất cho đến nay giành huy chương vàng trong lịch sử IMO (bắt đầu từ IMO đầu tiên năm 1959 được tổ chức tại Rumani). Tao tốt nghiệp đại học, nhận bằng thạc sỹ tại Trường Đại học Flinders (Australia) năm 17 tuổi. Năm 1992 anh giành được học bổng Fulbright để làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Princeton (Hoa Kỳ) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Elias Stein và nhận bằng tiến sỹ khi mới 20 tuổi. Năm 24 tuổi anh được phong Giáo sư thực thụ (full professor) của UCLA và là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của trường đại học này cho đến nay.
Tạp chí NewScientist ( 22.8.2006 ) viết : Terence Tao là nhà toán học trẻ nổi tiếng đến mức mà nhiều nhà toán học trên thế giới đều muốn lôi cuốn anh về bài toán của mình và anh trở thành một trong những Ông Thợ-giải-toán hợp tác đắc lực với các đồng nghiệp trên thế giới. Giáo sư C. L. Fefferman, người được nhận Giải thưởng Fields, nói : “ Nếu bạn bị bế tắc trong một bài toán, một trong những cách giải quyết là tìm cách lôi cuốn Terence Tao “. Anh nghiên cứu nhiều lĩnh vực của toán học như giải tích điều hòa, phương trình vi phân đạo hàm riêng, tổ hợp, lý thuyết số, xử lý tín hiệu. Năm 2004, Ben Green và Terence Tao công bố một tiền ấn phẩm chứng minh sự tồn tại của cấp số cộng có độ dài bất kỳ của các số nguyên tố và nhờ đó anh được trao Huy chương của Hội Toán học Australia. Giáo sư John Garnett ( UCLA ) còn nói : “ Tao viết 56 bài báo khoa học trong vòng 2 năm và tất cả những bài này đều có chất lượng cao. Còn tôi năm nào may mắn thì được ba bài “.
Năm 2006, khi mới 31 tuổi, tại Đại hội Toán học quốc tế lần thứ 25 ở Madrid, anh là một trong những người trẻ nhất, người Australia đầu tiên và là giáo sư đầu tiên của UCLA giành được Giải thưởng Fields vì những đóng góp to lớn của anh cho lý thuyết phương trình đạo hàm riêng, tổ hợp, giải tích điều hòa và lý thuyết số cộng tích. Ngoài ra anh còn giành được nhiều giải thưởng toán học cao quý khác và được mời tham gia ban biên tập của nhiều tạp chí toán học nổi tiếng thế giới. Anh là viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh, Viện Hàn lâm khoa học Australia, Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ, ... Hiện nay Terence Tao đang sống với vợ và con trai tại Los Angeles ( Hoa Kỳ ).
Ở Việt Nam chúng ta cũng có nhiều nhà toán học trẻ xuất sắc thể hiện tài năng rất sớm. Tôi muốn nói đến những học sinh đã từng được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc từ đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, thi học sinh giỏi toán toàn quốc từ khi đất nước thống nhất và tên của những học sinh đã từng một hoặc hai lần giành Huy chương vàng tại các IMO. Bạn đọc có thể xem danh sách những học sinh Việt Nam đã từng được trao Huy chương vàng, bạc và đồng từ IMO 1974 cho đến nay ở [6,7].
Giáo sư Ngô Bảo Châu, nguyên là học sinh chuyên Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ( nay là ĐHQG Hà Nội ), là một gương mặt điển hình của sự thành đạt. Anh sinh năm 1972 tại Hà Nội và là con trai của GS. TSKH. Ngô Huy Cẩn ( nhà Cơ học ) và PGS. TS. Trần Lưu Vân Hiền ( Bác sỹ ). Anh được trao giải thưởng danh giá Clay cùng với Giáo sư Gerard Laumon năm 2004, được phong Giáo sư của Trường Đại học Paris 11 năm 2004 khi anh 32 tuổi, được phong đặc cách Giáo sư Việt Nam năm 2005 và cho đến nay anh là người trẻ nhất được phong Giáo sư ở Việt Nam. Tạp chí “ The Time “ bình chọn kết quả của anh về chứng minh Bổ đề Cơ bản Langlands là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Anh là một trong 20 nhà toán học xuất sắc được mời đọc báo cáo toàn thể dài 1 giờ tại Đại hội Toán học thế giới sắp được tổ chức tại Ấn Độ trong năm 2010 và là ứng viên sáng giá nhận Giải thưởng Fields lần này.
Giáo sư Vũ Hà Văn, nguyên là học sinh chuyên Toán Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội, là một người bạn thân của Terence Tao và hai người đã cùng công bố 15 bài báo khoa học và cuốn sách chuyên khảo Additive Combinatorics ( Tổ hợp cộng tính ) được giới toán học đánh giá cao. Giáo sư Vũ Hà Văn sinh tại Hà Nội năm 1970 và là con của nhà thơ Vũ Quần Phương, người đồng hương Hải Hậu của tôi. Vũ Hà Văn được phong Giáo sư của Trường Đại học Rutgers ( Hoa Kỳ ), được trao giải thưởng cao quý Polya của Hội Toán học công nghiệp và ứng dụng Hoa Kỳ ( SIAM ) và được phong giáo sư Việt Nam năm 2009. Điều khác nhau là ở chỗ : Terence Tao mang quốc tịch Australia, còn gần như tất cả những nhà toán học Việt Nam trẻ thành đạt mà tôi biết, trong đó có Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, …, đều mang quốc tịch Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ


Được sửa bởi Insomniac ngày 13/11/2010, 18:33; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin

Posts : 1132
Points : 108282
Reputation : 26
Join date : 03/10/2010
Age : 28
Đến từ : 1600 Pennsylvania Avenue NW in Washington, D.C

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 18:26

Sao ko có những nhà bác học thời đó nhỉ?
Như Einstein chẳng hạn, hay list này chỉ cho tg gần đây???
Về Đầu Trang Go down
https://10a1-thth4ever.forumvi.com
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 18:39

@Trâm Anh: theo anh bài báo của em lấy chỉ đánh giá trên tiêu chí về từng lĩnh vực: âm nhạc, Toán-lý, thể thao, ...

Tiếp theo là về Stephen Hawking nè:
Trích dẫn :

Ðầu thế kỷ XX, hai lý thuyết mới làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của chúng ta về không gian, thời gian và hiện thực. Hơn 75 năm tiếp sau, chúng ta luôn luôn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hai lý thuyết đó để tìm cách tổ hợp chúng thành một lý thuyết thống nhất nhằm mô tả toàn bộ những gì có trong vũ trụ.
Hai lý thuyết đó là lý thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Lý thuyết tương đối tổng quát khảo sát không gian, thời gian và sự cong đi của chúng ở thang vĩ mô gây bởi vật chất và năng lượng trong vũ trụ. Cơ học lượng tử lại khảo sát ở thang vi mô. Cơ học lượng tử có nguyên lý bất định. Nguyên lý này xác nhận ta không thể xác định đồng thời chính xác vị trí và vận tốc của một hạt: vị trí đo càng chính xác thì vận tốc đo càng không chính xác và ngược lại. Luôn luôn tồn tại một yếu tố bất định hoặc ngẫu nhiên và điều này tác động cơ bản đến tính cách của vật chất ở thang vi mô. Hầu như một mình Einstein chịu trách nhiệm về lý thuyết tương đối tổng quát và ông đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ học lượng tử. Ông đã tóm tắt cảm tưởng của mình về cơ học lượng tử bằng câu: "Chúa không chơi trò súc sắc". Nhưng mọi kiểm tra đã chỉ rõ Chúa là người chơi không thay đổi, Người không bỏ lỡ cơ hội để ném con súc sắc.

Các luật quốc gia chỉ có giá trị trong một quốc gia nhưng các định luật vật lý thì giống nhau tại Anh, Mỹ, Nhật. Nó cũng giống nhau trên Sao Hoả và trong thiên hà Andromède. Hơn nữa, chúng giống nhau với bất kỳ vận tốc chuyển động của ta; với người đi trên tàu tốc hành, đi trên máy bay phản lực hay đứng yên trên mặt đất, các định luật vật lý đều giống nhau. Chắc chắn một người đứng yên trên mặt đất là đang chuyển động với vận tốc khoảng 30km trong một giây quanh Mặt Trời; Mặt Trời lại đang chuyển động quanh dải Ngân Hà với vận tốc hàng trăm kilômet trong một giây và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng các chuyển động này không làm thay đổi các định luật vật lý, chúng giống nhau với mọi người quan sát.

Galilée đã phát hiện ra tính độc lập đối với vận tốc của hệ, ông thiết lập các công thức biểu thị các định luật tác dụng lên chuyển động của các vật như viên đạn đại bác hay các hành tinh. Nhưng một vấn đề nảy sinh khi ta áp dụng đối với ánh sáng. Từ thế kỷ XVIII người ta đã phát hiện ánh sáng không truyền đi tức thời từ nguồn đến người quan sát: nó truyền với một vận tốc xác định khoảng 300.000km trong một giây. Nhưng vận tốc này so với gì? Người ta nghĩ rằng cần phải có một môi trường chứa đầy không gian mà ánh sáng truyền qua. Môi trường đó được gọi là ête.
Ý TƯỞNG XEM SÓNG ÁNH SÁNG TRUYỀN với vận tốc 300.000km trong một giây so với ête có nghĩa là một người quan sát đứng yên so với ête sẽ đo được vận tốc của ánh sáng là 300.000km/s, còn một người quan sát khác chuyển động đối với ête sẽ đo được vận tốc của ánh sáng nhỏ hoặc lớn hơn 300.000 km/s. Ðặc biệt, vận tốc ánh sáng phải thay đổi khi Trái Ðất chuyển động đối với ête theo quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nhưng năm 1887, bằng một thí nghiệm rất chính xác, Michelson và Morley đã chứng tỏ rằng vận tốc của ánh sáng luôn luôn không đổi. Những người quan sát chuyển động khác nhau luôn luôn đo được cùng một vận tốc ánh sáng bằng 300.000 km/s. Sự thật là sao đây? Tại sao những người quan sát chuyển động với vận tốc khác nhau lại đo được cùng một vận tốc của ánh sáng? Câu trả lời là suy nghĩ thông thường của chúng ta về không gian và thời gian không còn thích hợp. Trong một công trình nổi tiếng năm 1905, Einstein đã nêu chú ý là những người quan sát nói trên có thể đo được cùng vận tốc của ánh sáng nếu họ bỏ qua ý tưởng về thời gian chung vũ trụ. Mỗi người có một thời gian riêng được đo bằng chiếc đồng hồ riêng của mình. Những thời gian đo được bởi các đồng hồ khác nhau này sẽ gần như bằng nhau nếu chúng chuyển động chậm đối với nhau, nhưng sự khác nhau sẽ đáng kể nếu chúng chuyển động với vận tốc rất lớn. Hiện tượng này thực tế đã quan sát được bằng cách so sánh hai đồng hồ giống nhau: một đứng yên trên mặt đất, một trên máy bay chuyển động với vận tốc rất lớn. Còn với các vận tốc bình thường, sự khác nhau về thời gian của các đồng hồ là không đáng kể.

Lý thuyết tương đối của Einstein được ông trình bày lần đầu tiên trong công trình nổi tiếng năm 1905 và ngày nay được gọi là "Lý thuyết tương đối hẹp". Lý thuyết này mô tả sự chuyển động của các vật thể trong không gian và thời gian; nó chứng tỏ rằng thời gian không phải là một đại lượng chung vũ trụ, thời gian tồn tại tự do không phụ thuộc không gian. Tương lai và quá khứ; cao thấp, bên phải, bên trái, phía trước và phía sau, đều là các chiều của một cái mà ta gọi là không-thời gian. Người ta chỉ có thể chuyển động trong thời gian về hướng tương lai theo một góc xác định đối với trục thời gian. Vì thế thời gian có thể trôi đi theo các nhịp độ khác nhau.

Lý thuyết tương đối hẹp đã tổ hợp không gian và thời gian lại, nhưng chúng vẫn là một cái khung cố định trong đó các sự kiện xảy ra. Ta có thể chọn đi theo các con đường khác nhau trong không - thời gian nhưng mọi cái ta làm không thể thay đổi khung không - thời gian. Từ năm 1915 khi Einstein phát biểu lý thuyết tương đối tổng quát thì mọi cái đã thay đổi. Ông đã có một ý tưởng cách mạng là hấp dẫn không đơn thuần là một lực tác dụng trong khung không - thời gian cố định mà sự có mặt của vật chất và năng lượng đã làm méo không - thời gian. Những vật, những viên đạn đại bác hoặc những hành tinh định chuyển động theo quỹ đạo thẳng trong không - thời gian nhưng quỹ đạo đó đã bị cong đi vì không - thời gian đã bị cong đi chứ không phẳng nữa. Trái Ðất tìm cách chuyển động theo một quỹ đạo thẳng trong không - thời gian nhưng khối lượng của Mặt Trời đã làm cong không - thời gian và buộc Trái Ðất chuyển động quanh Mặt Trời.
Cũng như vậy, ánh sáng tìm cách chuyển động theo một đường thẳng nhưng sự cong của không - thời gian ở gần Mặt Trời làm ánh sáng phát ra từ các ngôi sao xa xôi bị lệch đường truyền khi tới gần Mặt Trời. Thông thường không thể phân biệt được những ngôi sao xa nằm trên cùng một hướng với Mặt Trời. Nhưng khi có nhật thực, phần lớn ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Ðất bị Mặt Trăng che chắn, khi đó có thể quan sát được ánh sáng từ các ngôi sao đó. Einstein đã thiết lập lý thuyết tương đối tổng quát trong thời gian Thế chiến lần thứ nhất; lúc này chưa thể tiến hành các quan sát khoa học. Ngay sau Thế chiến, một đoàn khảo sát người Anh quan sát nhật thực năm 1919 đã xác nhận tiên đoán của lý thuyết tương đối tổng quát: không - thời gian không phải là phẳng mà bị cong đi tại chỗ có vật chất và năng lượng. Ðây là một thắng lợi vĩ đại của Einstein. Phát minh của ông đã làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ của chúng ta trước đó về không - thời gian. Không - thời gian không phải là một khung thụ động trong đó có diễn ra các sự kiện. Ta không còn có thể nghĩ rằng không gian, thời gian trôi đi vĩnh cửu và không chịu biến đổi bởi những gì xảy ra trong vũ trụ; ngược lại, chúng trở thành những đại lượng động lực tương tác với những sự kiện xảy ra ở trong đó.

Một tính chất quan trọng của khối lượng và năng lượng là chúng luôn luôn dương. Ðó là lý do vì sao lực hấp dẫn giữa các vật luôn luôn là lực hút. Ví dụ lực hấp dẫn của Trái Ðất kéo chúng ta về phía Trái Ðất dù ta ở bất kỳ đâu trên mặt đất. Lực hấp dẫn của Mặt Trời giữ các vệ tinh của nó trên các quỹ đạo quanh Mặt Trời và ngăn cản không để Trái Ðất biến vào khoảng không tối tăm giữa các vì sao. Nếu khối lượng là âm, không - thời gian sẽ bị cong đi theo hướng ngược lại như thể bề mặt của một cái yên ngựa. Ðộ cong dương của không - thời gian, biểu hiện lực hấp dẫn là lực hút, đã đặt ra một bài toán lớn cho Einstein. Thông thường người ta nghĩ vũ trụ là tĩnh, nhưng nếu không gian và đặc biệt là thời gian bị cuốn gập lại thì tại sao vũ trụ có thể tiếp tục tồn tại vĩnh cửu trong một trạng thái gần như đồng nhất với trạng thái hiện thời của nó ?

Ban đầu, các phương trình của lý thuyết tương đối tổng quát tiên đoán một vũ trụ đang giãn nở hoặc đang co lại. Einstein đã thêm một số hạng mới - gọi là hằng số vũ trụ học - vào phương trình liên hệ giữa khối lượng và năng lượng có mặt trong vũ trụ với độ cong của không - thời gian. Hằng số vũ trụ học này gây ra một hiệu ứng hấp dẫn đẩy. Như thế lực hút của vật chất và năng lượng có thể cân bằng với lực đẩy của hằng số vũ trụ học. Nói cách khác, độ cong âm của không - thời gian gây bởi hằng số vũ trụ học có thể triệt tiêu độ cong dương gây bởi khối lượng và năng lượng trong vũ trụ. Như vậy sẽ được một mô hình vũ trụ tồn tại mãi mãi trong cùng một trạng thái. Nếu Einstein giữ nguyên những phương trình ban đầu của mình thì ông sẽ tiên đoán được vũ trụ hoặc đang giãn nở, hoặc đang co lại. Trước năm 1929 khi Edwin Hubble phát hiện ra các thiên hà đang chuyển động ra xa chúng ta thì không ai nghĩ rằng vũ trụ biến đổi theo thời gian. Vũ trụ đang giãn nở. Sau này Einstein đã tuyên bố hằng số vũ trụ học là "sai lầm lớn nhất trong đời tôi".

Nhưng dù có hoặc không có hằng số vũ trụ học, việc vật chất làm cong không - thời gian vẫn còn là vấn đề nói chung chưa được hiểu rõ; đặc biệt vật chất có thể uốn cong một miền thành một điểm tách biệt với phần còn lại của vũ trụ, miền đó trở thành một "lỗ đen". Các vật có thể rơi vào lỗ đen nhưng không thể ra khỏi đó; muốn thoát khỏi lỗ đen, vật phải chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, điều này lý thuyết tương đối không cho phép. Như thế vật chất sẽ bị cầm tù trong lỗ đen và tự nén do hấp dẫn tới một trạng thái chưa biết với mật độ vật chất rất lớn. Einstein rất bối rối trước sự suy sập hấp dẫn này, ông không tin vào khả năng của suy sập đó. Nhưng năm 1939, Robert Oppenheimer đã chứng minh được rằng một ngôi sao già có khối lượng lớn hơn hai lần khối lượng Mặt Trời một khi đã tiêu thụ hết nguồn nhiên liệu hạt nhân của mình sẽ không tránh khỏi suy sập hấp dẫn.
Rồi Thế chiến lần thứ hai nổ ra, Oppenheimer bị lôi cuốn vào chương trình bom hạt nhân và ông đã quên đi sự suy sập hấp dẫn. Các nhà nghiên cứu bận tâm nhiều đến vật lý có thể nghiên cứu trên Trái Ðất. Họ nghi ngờ những dự đoán về biên giới của vũ trụ vì hình như không có khả năng để kiểm tra bằng quan sát. Nhưng trong những năm 60, sự cải thiện kỳ diệu về tầm xa và chất lượng của các quan sát thiên văn đã dẫn tới một sự hứng thú mới về suy sập hấp dẫn và vũ trụ thời sơ khai. Những tiên đoán chính xác của lý thuyết tương đối tổng quát trong tình hình này vẫn còn chưa thật sáng sủa cho đến khi Roger Penrose và tôi chứng minh được một số định lý. Các định lý này chứng tỏ không - thời gian phải bị uốn cong lại và dẫn tới các kỳ dị là những miền tại đó không - thời gian có một bắt đầu hoặc một kết thúc. Ðiểm bắt đầu là Big Bang xảy ra cách đây khoảng 15 tỉ năm và điểm kết thúc sẽ là ở một ngôi sao nạn nhân của một suy sập hoặc là với tất cả các vật rơi vào một lỗ đen.

Tiên đoán về sự tồn tại của các kỳ dị theo lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein đã được xác nhận nhưng đã dẫn tới một sự khủng hoảng trong vật lý. Tại một kỳ dị, các phương trình của lý thuyết tương đối tổng quát liên hệ độ cong của không - thời gian với sư phân bố khối lượng và năng lượng là không xác định. Ðiều này có nghĩa là lý thuyết tương đối tổng quát không thể dự đoán những gì xảy ra tại một kỳ dị. Ðặc biệt, lý thuyết này không có khả năng dự đoán vũ trụ phải được sinh ra như thế nào tại Big Bang. Như vậy lý thuyết tương đối tổng quát không phải là một lý thuyết hoàn chỉnh. Nó cần một phần bổ sung để xác định vũ trụ phải được sinh ra như thế nào và những gì phải xảy ra khi vật chất bị suy sập do hấp dẫn riêng của nó. Hình như cơ học lượng tử là phần bổ sung cần thiết nói trên. Trong năm 1905, năm mà Einstein đã viết lý thuyết tương đối hẹp, ông cũng công bố công trình về "hiệu ứng quang điện". Ông quan sát thấy khi ánh sáng chiếu vào một số kim loại sẽ làm bắn ra các hạt mang điện. Ðiều gây bối rối ở đây là nếu giảm cường độ ánh sáng thì số hạt mang điện bắn ra sẽ giảm nhưng vận tốc của các hạt đó không giảm. Einstein đã chứng minh rằng điều này chỉ được giải thích nếu xem ánh sáng chiếu tới không phải là những phần nhỏ biến đổi liên tục như mọi người khi đó vẫn quan niệm mà ánh sáng chỉ là những bó theo một chiều xác định.
Ý TƯỞNG XEM ÁNH SÁNG CHỈ TỒN TẠI dưới dạng các bó, gọi là các lượng tử, đã được nhà vật lý người Ðức Max Planck đưa ra trước đó vài năm. Planck đã dùng khái niệm lượng tử để giải thích tại sao một miếng kim loại bị nung đỏ lại không phát ra một nhiệt lượng vô hạn nhưng ông xem các lượng tử chỉ như một thủ thuật thuần túy lý thuyết mà không có một sự tương ứng trong thực tế vật lý. Trong công trình của mình, Einstein đã chứng minh rằng ta có thể trực tiếp quan sát các lượng tử. Mỗi hạt phát ra tương ứng với một lượng tử ánh sáng đến đập vào kim loại. Mọi người nhận ra đây là một đóng góp lớn về lý thuyết lượng tử và công trình này đã mang lại cho Einstein giải Nobel năm 1922 (Lẽ ra ông cần phải được nhận giải Nobel về lý thuyết tương đối tổng quát nhưng ý tưởng về không gian và thời gian bị uốn cong thời đó được xem là quá tư biện nên Einstein được nhận giải Nobel về công trình hiệu ứng quang điện, một công trình cũng xứng đáng được trao giải).

Người ta chỉ hiểu đầy đủ hiệu ứng quang điện khi năm 1924 Werner Heisenberg lưu ý rằng hiệu ứng trên có ý nghĩa là không thể đo chính xác vị trí của một hạt. Ðể nhận biết một hạt, cần chiếu ánh sáng lên hạt. Nhưng Einstein đã chứng minh rằng ta không thể dùng một lượng nhỏ tùy ý của ánh sáng mà cần phải dùng tối thiểu một bó hay một lượng tử. Bó ánh sáng này đến hạt gây nhiễu loạn hạt và truyền cho hạt một vận tốc nào đó. Nếu ta càng muốn đo chính xác vị trí của hạt, thì năng lượng của bó ánh sáng chiếu tới phải càng lớn và làm hạt nhiễu loạn càng mạnh. Dù với cách đo hạt như thế nào thì độ bất định về vị trí nhân với độ bất định về vận tốc của hạt vẫn luôn luôn lớn hơn một lượng nhỏ nào đó. Nguyên lý bất định Heisenberg chứng tỏ ta không thể đo chính xác trạng thái của một hệ và không thể dự đoán chính xác tính chất của hệ trong tương lai. Ðiều tốt nhất ta có thể làm là dự đoán về xác suất của các khả năng khác nhau sẽ xảy ra. Ðây là một yếu tố ngẫu nhiên làm Einstein rất băn khoăn. Ông không tin các định luật vật lý lại không có khả năng cho một dự đoán xác định; không thể xảy ra sự nhập nhằng nước đôi. Nhưng mọi cách kiểm tra đã chứng tỏ hiện tượng lượng tử và nguyên lý bất định là không thể tránh khỏi và ta gặp nó trong mọi ngành vật lý.

Như vậy lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein là một lý thuyết cổ điển, nó chưa được gắn với nguyên lý bất định. Cần phải tìm một lý thuyết mới trong đó có sự kết hợp của lý thuyết tương đối tổng quát với nguyên lý bất định. Trong đa số trường hợp, sự khác nhau giữa lý thuyết mới với lý thuyết tương đối tổng quát cổ điển là cực kỳ nhỏ vì nguyên lý bất định dự đoán các hiệu ứng lượng tử chỉ đóng vai trò đáng kể ở những thang nhỏ, trong khi lý thuyết tương đối tổng quát khảo sát cấu trúc không - thời gian ở thang rất lớn. Các định lý về kỳ dị của Roger Penrose và tôi đã chứng minh rằng không - thời gian chỉ có thể uốn cong rất mạnh ở những thang rất nhỏ. Các hậu quả của nguyên lý bất định sẽ trở nên rất quan trọng, các kết quả dự đoán là đáng kể.

Một phần khó khăn mà Einstein gặp phải với cơ học lượng tử và nguyên lý bất định xuất phát từ ý nghĩ thông thường, phù hợp với lương tri, là một hệ có một lịch sử xác định. Một hạt phải ở hoặc một chỗ này, hoặc một chỗ khác; nó không thể một nửa ở chỗ này, một nửa ở chỗ kia. Cũng như vậy, sự kiện đưa phi công vũ trụ lên Mặt Trăng hoặc là xảy ra, hoặc là không; không thể mỗi khả năng xảy ra một nửa. Một người không thể đang chết một ít hoặc đang trong bụng mẹ một chút. Hoặc là anh đang tồn tại hoặc là không tồn tại. Nhưng nếu như một hệ có một lịch sử duy nhất và xác định thì nguyên lý bất định dẫn tới mọi loại nghịch lý như sự có mặt đồng thời ở mọi nơi của một hạt hoặc một phi công vũ trụ một nửa là ở trên Mặt Trăng.

Nhà vật lý người Mỹ Richard Feynman đã đề nghị một cách tế nhị để tránh những nghịch lý làm Einstein bận tâm. Feynman trở nên nổi tiếng trong năm 1948 bởi các công trình của ông về lý thuyết lượng tử ánh sáng. Ông được trao giải Nobel năm 1965 cùng với Julian Schwinger người Mỹ và Shinchiro Tomonaga người Nhật. Einstein không ưa sự trịnh trọng và những tranh luận phù phiếm; ông đã xin từ chức ở Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vì ông thấy ở đó mất quá nhiều thời gian cho những thảo luận về kết nạp các thành viên mới. Feynman nổi tiếng vì những đóng góp của ông vào vật lý lý thuyết. Ông mất năm 1988. Trong các đóng góp của ông, phải kể đến các đồ thị mang tên ông - đồ thị Feynman - là cơ sở cho hầu hết các tính toán trong vật lý hạt sơ cấp. Nhưng quan trọng hơn là khái niệm của ông về lấy tổng trên các lịch sử.
Ý TƯỞNG LÀ MỘT HỆ KHÔNG CÓ MỘT lịch sử duy nhất trong không - thời gian như đã được thừa nhận bình thường trong lý thuyết không lượng tử mà có mọi lịch sử có thể của nó. Ví dụ tại một điểm A ở một thời điểm xác minh có một hạt. Bình thường ta xem hạt đó chuyển động theo một đường thẳng xuất phát từ A. Nhưng theo cách lấy tổng trên các lịch sử thì hạt có thể đi theo mọi đường bất kỳ xuất phát từ A. Ðiều này xảy ra tương tự như khi ta để rơi một giọt mực lên một tờ giấy thấm. Các hạt mực sẽ trải ra trên tờ giấy thấm theo mọi con đường có thể. Với mỗi con đường hay mỗi lịch sử của hạt sẽ liên kết một số phụ thuộc dạng đường. Ta sẽ thu được xác suất hạt đi từ A đến B bằng cách cộng tất cả các số liên kết với các đường đi từ A tới B. Với đa số đường, số liên kết với một đường sẽ triệt tiêu với số liên kết của các đường lân cận và chúng chỉ cho đóng góp rất nhỏ vào xác suất để hạt đi từ A đến B. Nhưng với đường thẳng thì số liên kết của nó với số liên kết của các đường gần thẳng cạnh nó sẽ tăng cường lẫn nhau. Như vậy đóng góp chính là từ các đường thẳng và gần thẳng. Ðó là lý do tại sao một hạt sơ cấp khi chuyển động trong một buồng bọt sẽ để lại một vệt gần thẳng. Nhưng nếu trên đường đi của hạt, ta đặt một tấm chắn trên đó có đục một khe hẹp thì các quỹ đạo của hạt sẽ trải rộng ra ở phía sau khe. Không kể trên đường thẳng đi qua khe, ở chỗ khác khả năng tìm thấy hạt sẽ nhiều hơn.

Năm 1973 tôi bắt đầu nghiên cứu tác động của nguyên lý bất định đến hạt trong không - thời gian bị uốn cong ở gần một lỗ đen. Tôi phát hiện ra điều rất ngạc nhiên là lỗ đen không phải hoàn toàn đen. Nguyên lý bất định cho phép các hạt và các bức xạ thường xuyên rời khỏi lỗ đen. Kết quả này làm tôi và mọi người ngạc nhiên và nó được đón nhận với đầy hoài nghi. Nhưng nhìn về quá khứ, điều đó hầu như hiển nhiên. Một lỗ đen là một miền không gian mà mọi vật không thể rời khỏi đó trừ khi chúng chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nhưng phép lấy tổng theo mọi lịch sử của Feynman nói rằng các hạt có thể đi theo mọi con đường có thể trong không - thời gian. Như vậy một hạt có khả năng chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Xác suất để hạt chuyển động theo các quỹ đạo với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng là rất nhỏ nhưng đủ để hạt vượt được khoảng cách cho phép để thoát khỏi sức hút của lỗ đen. Như vậy nguyên lý bất định cho phép các hạt rời khỏi lỗ đen - một nhà tù chắc chắn nhất trong các nhà tù - Xác suất để một hạt rời khỏi một lỗ đen có khối lượng bằng khối lượng Mặt Trời sẽ là rất nhỏ vì như vậy hạt phải chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng trên đoạn đường nhiều kilômet.
Tuy nhiên, có khả năng tồn tại nhiều lỗ đen nhỏ hơn nhiều; chúng được tạo ra từ thời gian đầu của vũ trụ. Các lỗ đen nguyên thủy này có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ của hạt nhân nguyên tử nhưng chúng có khối lượng tới một tỉ tấn như núi Phú Sĩ. Các lỗ đen này có thể phát ra năng lượng bằng năng lượng của một nhà máy điện khổng lồ. Chỉ cần tìm được một trong các lỗ đen đó ta sẽ làm chủ được về mặt năng lượng ! Ðáng tiếc hình như không có nhiều lỗ đen đó trong vũ trụ. Việc tiên đoán các lỗ đen phát xạ là kết quả đầu tiên về sự kết hợp lý thuyết tương đối tổng quát với cơ học lượng tử. Nó chứng tỏ sự suy sập hấp dẫn không phải là một đáy túi tuyệt đối như ta đã nghĩ. Những hạt của một lỗ đen chưa hoàn thành đầy đủ lịch sử của nó tại một kỳ dị. Chúng có thể rời khỏi lỗ đen ra bên ngoài để tiếp tục lịch sử của mình.
Có thể cơ học lượng tử còn có ý nghĩa là nó tránh cho các lịch sử có một khởi đầu trong thời gian, một điểm của sự sáng tạo ở Big Bang. Ðây là một câu hỏi còn khó trả lời hơn vì cần áp dụng cơ học lượng tử cho cấu trúc của thời gian và không gian chứ không chỉ đối với quỹ đạo các hạt trong một miền đặc biệt của không - thời gian. Cái cần tìm đó là cách lấy tổng theo các lịch sử không chỉ đối với các hạt mà cả với toàn bộ cái nền của không gian và thời gian. Ta còn chưa biết cách tính toán như thế nào cho đúng nhưng đã có một số chỉ dẫn về cái cần thực hiện. Ðầu tiên, việc tính tổng nói trên sẽ dễ dàng nhất nếu ta khảo sát các lịch sử trong thời gian ảo chứ không phải trong thời gian thực thông thường. Thời gian ảo là một khái niệm khó nắm bắt và chắc hẳn nó đã đặt ra nhiều câu hỏi nhất cho các độc giả của cuốn: "Lược sử thời gian"*).
Ý TƯỞNG VỀ THỜI GIAN ẢO CỦA TÔI ÐÃ nhận được những lời phê phán mạnh mẽ của một số nhà triết học. Tại sao thời gian ảo lại có mối liên hệ với vũ trụ thực ? Tôi nghĩ rằng các nhà triết học này đã không rút được bài học lịch sử. Trước kia người ta đã xem Trái Ðất là phẳng và Mặt Trời quay quanh Trái Ðất là điều hiển nhiên. Từ khi có Copernic và Galilée, ta phải quen với ý tưởng Trái Ðất là tròn và nó quay quanh Mặt Trời. Người ta cũng đã xem thời gian trôi đi như nhau với mọi người quan sát là hiển nhiên; nhưng từ khi có lý thuyết tương đối của Einstein, ta buộc phải chấp nhận thời gian trôi đi khác nhau đối với các người quan sát khác nhau. Cũng vậy, vũ trụ được xem là có một lịch sử duy nhất nhưng khi có cơ học lượng tử, ta cần phải khảo sát vũ trụ với mọi lịch sử có thể của nó. Ðối với tôi, hình như thời gian ảo là một cái gì đó cũng cần được chấp nhận. Ðây là một bước nhảy vọt về tri thức ngang bậc như khi Trái Ðất được xem là tròn. Tôi nghĩ rằng thời gian ảo ngày nay xuất hiện một cách tự nhiên như sự tròn của Trái Ðất trước kia. Không còn một con người tiên tiến nào tán thành ý tưởng Trái Ðất phẳng. Ta có thể biểu diễn thời gian thực thông thường bằng một đường thẳng hướng từ trái sang phải, nhưng có thể khảo sát một hướng khác của thời gian là từ thấp lên cao. Ðó là thời gian ảo, nó vuông góc với thời gian thực.

Ðưa khái niệm thời gian ảo vào có lợi ích gì ? Tại sao không dừng lại ở thời gian thực thông thường như đã biết ? Lý do như đã thấy ở trên là vật chất và năng lượng làm cong không - thời gian. Chiều của thời gian thực sẽ không tránh khỏi dẫn tới các kỳ dị, dẫn tới các miền tại đó không - thời gian chấm hết. Tại kỳ dị, các phương trình vật lý không còn xác định nữa, ta không thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Nhưng thời gian ảo vuông góc với thời gian thực. Ðiều này có nghĩa là thời gian ảo xử sự một cách giống như ba chiều của chuyển động trong không gian. Như thế độ cong của không - thời gian gây bởi vật chất trong vũ trụ có thể dẫn tới ba chiều của không gian và một chiều của thời gian ảo tạo thành một vòng. Chúng cũng tạo thành một mặt kín như bề mặt Trái Ðất. Các chiều của không gian và thời gian ảo sẽ tạo thành một không - thời gian đóng kín không có biên, không có bờ, không có điểm có thể gọi là bắt đầu hoặc kết thúc, giống như trên mặt Trái Ðất không có điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc.

Năm 1983, Jim Hartle và tôi đã gợi ý là phép lấy tổng trên các lịch sử của vũ trụ không thể thực hiện trong thời gian thực nhưng lại thực hiện được trong thời gian ảo; các lịch sử được đóng kín lại vào chính nó như mặt của Trái Ðất. Các lịch sử này không có kỳ dị, không có bắt đầu hoặc kết thúc; những gì sẽ xảy ra được xác định hoàn toàn bởi các định luật vật lý. Như thế là những gì sẽ xảy ra trong thời gian ảo có thể tính toán được; và nếu biết lịch sử của vũ trụ trong thời gian ảo thì có thể tính toán được sự diễn biến của nó trong thời gian thực.

Như vậy ta có thể hy vọng đi tới một lý thuyết thống nhất hoàn toàn, một lý thuyết cho phép tiên đoán mọi cái trong vũ trụ. Einstein đã đi tìm một lý thuyết như vậy trong những năm cuối đời nhưng ông không tìm được vì ông nghi ngờ cơ học lượng tử. Ông đã không sẵn sàng chấp nhận vũ trụ có thể có nhiều lịch sử xen kẽ như trong phép tổng trên các lịch sử. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết cách thực hiện tổng trên các lịch sử của vũ trụ, nhưng gần như chắc chắn tổng đó sẽ đi qua thời gian ảo và một không - thời gian khép kín. Tôi nghĩ rằng những khái niệm này sẽ đi vào thế hệ tương lai cũng tự nhiên như ý tưởng Trái Ðất là tròn. Thời gian ảo đã là một nơi chung cho khoa học viễn tưởng. Nhưng đâu còn là khoa học viễn tưởng hoặc một thủ thuật toán học; thời gian ảo cấu tạo nên vũ trụ mà ta đang sống
.

Nguồn:
khoahoc.com.vn
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:04

thiên tài là nhờ 1% sự thông minh và 99% nhờ siêng năng, mấy ông trên kia ném về thần đồng rồi
Về Đầu Trang Go down
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:09

Nói như matrix thì thiên tài k có ai. Cái mà Matrix nói thì chỉ là mẫu người lý tưởng để thành công
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:11

thiên tai la nguoi kien tri ben bi va cung thong minh, con than dong thi ho co IQ cao sẵn roi, chi can no luc 1 ti
Về Đầu Trang Go down
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:16

Vậy thì trên thế giới này hầu như ko có thiên tài.
Vì cơ bản là ai cũng lười.
Trên thế giới này có những thiên tài là vì họ có những phương pháp học tập thật nhẹ nhàng, phù hợp với tính cách của họ
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:19

chua chac, vay la chua thay ban em rui, trong tiet , no hoc 3 mon, anh van thi lambai san, chi can check, ke ben la tap toan, o trong hoc ban la cuon sach van, vua lam toan, vua sua bai, vua hoc van,ra choi thi om cuon sach ma doc hoac lam bai tap ve nha cho tuan sau
Về Đầu Trang Go down
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:24

:)), 11A1 có 2 người, 1 là anh Đỗ Anh Hào, 1 là anh Đỗ Chí Thiện.
2 người này không cần học nhiều vẫn nằm trong top của lớp đấy thôi.
Ngay cả anh (k fải là tự cao), nhưng thật ra anh học k nhiều, không học fụ đạo trong trường, chỉ học thêm Hóa, 3 5 7 học AV để bổ trợ fần academic English. Còn bao nhiêu thì ở nhà tự học rồi bỏ phế, mà vẫn tốt thôi
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:30

nhung cac anh da co kien thuc san roi, ngay nao cung di hoc, thi nhung kien thuc do van doc luu tru,chu con em hoc nhanh ma de wen
Về Đầu Trang Go down
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 19:36

èo. trong 3 tháng hè, học hết kiến thức toán 11 và 12, trong 3 tháng, học hết kiến thức AV đến chương trình đại học có fải là nhanh ko em?
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:00

de tu se rut kn
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin

Posts : 1132
Points : 108282
Reputation : 26
Join date : 03/10/2010
Age : 28
Đến từ : 1600 Pennsylvania Avenue NW in Washington, D.C

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:04

@ Insom: wow, a Thiện cũng ghê dữ vậy, dòm ả wậy wậy thế mà ác chiến nhỉ
Về Đầu Trang Go down
https://10a1-thth4ever.forumvi.com
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:07

@Matrix: vấn đề là làm sao em tìm được phương pháp học phù hợp tính cách
@Trâm anh: thằng đó giỏi, thông minh hơn anh, có điều quá bất cẩn. Hơi điên, và hơi biến thái :))
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:10

no la con gai ma
Về Đầu Trang Go down
Insomniac
Học sinh yếu
Học sinh yếu
Insomniac

Posts : 116
Points : 98263
Reputation : 9
Join date : 12/11/2010
Age : 29

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:19

@Matrix, thì anh so thằng Thiện với anh chứ có so với con Trâm Anh đâu
Về Đầu Trang Go down
matrix-illusion
Moderator
Moderator
matrix-illusion

Posts : 344
Points : 100049
Reputation : 12
Join date : 30/10/2010
Age : 29
Đến từ : Vietnam

10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime13/11/2010, 20:21

em chỉ có cái tật là hay quên đầu quên đuôi, học kiểu nào cũng quên nhanh lắm
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 thiên tài giỏi nhất thế giới    10 thiên tài giỏi nhất thế giới  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

10 thiên tài giỏi nhất thế giới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Học tập :: Tin tức :: Tin tức Tổng hợp-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất